Trang

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Bị sùi mào gà có nên mang thai không?

Sau thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, người bệnh sẽ bắt đầu thấy ở bộ phận sinh dục có sự xuất hiện của các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau, ấn ra mủ, có thể thấy tổn thương dạng phẳng, khó phát hiện. Hoặc thấy có một mảng màu đỏ hoặc trắng trên amidan, tê lưới, sưng hoặc đau hàm (nếu quan hệ tình dục bằng miệng) và dễ bị nhẫm lẫn với bệnh viêm họng. Khi mắc sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, ung thư vòm họng, hậu môn, ung thư dương vật.

Hiện nay sùi mào gà được xem là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục mang tính chất nguy hiểm cao. Bởi những lý do như: Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chỉ nhằm mục đích ngăn chặn biến chứng, hạn chế tổn thương (nhưng không vì thế mà bạn không đi điều trị); bệnh khó phát hiện do ở giai đoạn đầu không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng; bệnh dễ lây nhiễm mặc dù chưa có dấu hiệu ra bên ngoài nhưng một khi mắc bệnh virus HPV vẫn có thể lây nhiễm sang cho người khác; bệnh dễ tái phát nếu như sau điều trị bạn không tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


Và vấn đề nhiều bạn đang thắc mắc hiện nay là, bị sùi mào gà rồi có nên mang thai hay không. Điều này bạkhông cần quá lo lắng vì sau khi bệnh đã được điều trị bạn có thể mang thai một cách bình thường. Nếu trong trường hợp không điều trị mà vẫn mang thai thì virus HPV có thể từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ sơ sinh, gây u nhú thanh quản, trường hợp nặng có thể gây tử vong(trong trường hợp đẻ thường).

Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này hoặc được trao đổi một cách cụ thể hơn, bạn có thể đến Phòng khám đa khoa quốc tế HCM để gặp trực tiếp các bác sĩ. Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp, làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Ngoài ra cũng tư vấn cho bạn khi mắc sùi mào gà thì thời điểm nào nên mang thai, trong quá trình mang thai bạn nên làm gì và không nên làm gì, khi sinh nên chọn sinh thường hay sinh mổ,...


Một vài năm nữa bạn mới có ý định mang thai cho nên thời điểm hiện tại bạn cần tích cực điều trị. Trong quá trình điều trị sùi mào gà bạn phải lưu ý đến những điều cần hạn chế và cấm kỵ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên tái khám, khám định kỳ để bác sĩ tiện theo dõi. Đặc biệt, đến gần thời điểm mang thai và trong quá trình mang thai, bạn càng nên đến các cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khỏe một cách sát sao. Khi đó các bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp với bạn.



Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Địa chỉ chữa sùi mào gà phòng khám đa khoa quốc tế HCM, 221, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

Nguyên nhân gây chậm kinh tuổi vị thành niên

Đối với phụ nữ, kinh nguyệt được coi là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của họ. Ngoài ra, kinh nguyệt còn được coi là biểu hiện sự trưởng thành, sự bắt đầu hoạt động của buồng trứng và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai. Bình thường, một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh từ 28-30 ngày. Thời gian hành kinh 3-4 ngày. Lượng huyết kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai. Tổng số huyết kinh khoảng 60-80ml.

Đối với các em gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu sớm hơn các em trai khoảng 2-3 năm. Biểu hiện dậy thì của các em gái được khẳng định từ khi các em xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Đến nay, cùng với sự phát triển của thông tin truyền thông, các em cũng phần nào nắm được và không còn sợ hãi khi thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, vì còn trong độ tuổi vị thành niên các em chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa, cũng ở giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt của các em chưa có ổn định dẫn tới các em có tâm lý lo lắng. Đặc biệt, nhiều em tỏ ra lúng túng không biết vì sao tự nhiên chu kỳ kinh nguyệt của mình lại chậm. Em Hương L. (14 tuổi, Ba Vì) chia sẻ: “Em cảm thấy rất lo lắng vì kinh nguyệt của em 2-3 tháng mới có 1 lần. Không biết là em có bị sao không?”. Không chỉ có L. mà nhiều em gái khác trong độ tuổi dậy thì cũng có mối lo là chậm kinh.

Chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa để có thể phát hiện sớm ra tình trạng bệnh mắc phải

Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn gái một số những nguyên nhân có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn tới chậm như sau:


Với những em gái mới dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều, vòng kinh dài ngắn không ổn định là do ở tuổi này, nội tiết của các em chưa ổn định vì thế nên thường có trục trặc trong một hoặc hai năm đầu. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này thì chậm kinh cũng có thể là do các em đang vướng phải một số những lý do sau đây:

- Căng thẳng (stress)
Stress có thể tác động đến nhiều chuyện trong cuộc sống, trong đó có sự trễ kinh. Thỉnh thoảng chúng ta bị căng thẳng đến mức cơ thể giảm đi lượng hormone (GnRH), là hormone làm cho chị em không rụng trứng hay hành kinh. Hãy hỏi ý kiến các chuyên gia tư vấn để giải tỏa căng thẳng và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

- Bệnh lý
Việc trễ kinh còn có thể là do bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Thông thường việc trễ kinh này là tạm thời. Đặc biệt, nếu mất kinh xảy ra thường xuyên và trong một thời gian dài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu.Bởi đây có thể là do bạn gặp vấn dề về buồng trứng như: buồng trứng đa nang...

- Thay đổi lịch học tập, sinh hoạt
Thay đổi lịch học tập, sinh hoạt có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể bạn. Nhất là việc thường xuyên thức khuya rất dễ gây trễ kinh. Hãy sắp xếp của bạn thời gian học tập, nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt của bản thân hợp lý bạn nhé.

-Tác dụng phụ của một số loại thuốc Bạn gái nếu đang sử dụng một loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu hoặc thuốc hen thì rất có khả năng sẽ gây tác dụng phụ là trễ kinh, mất kinh. Do đó, khi gặp vấn đề này bạn nên trao đổi với bác sĩ để được đổi loại thuốc phù hợp. -Béo phì
Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể làm các hóc môn tác động đến chu kỳ kinh và thậm chí làm ngừng kinh. Vì thế hãy giữ cân nặng ổn định và phù hợp.

- Thiếu cân
Nếu bạn không đủ mỡ cho cơ thể thì chu kỳ kinh của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân thường gây ra trễ kinh ở các bạn gái tập thể dục quá mức.

- Có thai
Ngoài ra, chậm kinh đôi khi cũng là biểu hiện của việc có thai (trường hợp này xảy ra với những bạn vị thành niên đã qua quan hệ tình dục). Hãy dùng que thử thai để thử nước tiểu. Nếu thấy một vạch trên que tức bạn trễ kinh mà không có thai, nếu thấy hai vạch trên que thì bạn đã trễ kinh vì có thai.
- Mất cân bằng hormone tuyến giáp

Tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ vấn đề nằm ở tuyến giáp.