Trang

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Nguyên nhân gây chậm kinh tuổi vị thành niên

Đối với phụ nữ, kinh nguyệt được coi là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe của họ. Ngoài ra, kinh nguyệt còn được coi là biểu hiện sự trưởng thành, sự bắt đầu hoạt động của buồng trứng và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai. Bình thường, một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh từ 28-30 ngày. Thời gian hành kinh 3-4 ngày. Lượng huyết kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai. Tổng số huyết kinh khoảng 60-80ml.

Đối với các em gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu sớm hơn các em trai khoảng 2-3 năm. Biểu hiện dậy thì của các em gái được khẳng định từ khi các em xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Đến nay, cùng với sự phát triển của thông tin truyền thông, các em cũng phần nào nắm được và không còn sợ hãi khi thấy kinh nguyệt. Tuy nhiên, vì còn trong độ tuổi vị thành niên các em chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa, cũng ở giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt của các em chưa có ổn định dẫn tới các em có tâm lý lo lắng. Đặc biệt, nhiều em tỏ ra lúng túng không biết vì sao tự nhiên chu kỳ kinh nguyệt của mình lại chậm. Em Hương L. (14 tuổi, Ba Vì) chia sẻ: “Em cảm thấy rất lo lắng vì kinh nguyệt của em 2-3 tháng mới có 1 lần. Không biết là em có bị sao không?”. Không chỉ có L. mà nhiều em gái khác trong độ tuổi dậy thì cũng có mối lo là chậm kinh.

Chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa để có thể phát hiện sớm ra tình trạng bệnh mắc phải

Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn gái một số những nguyên nhân có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn tới chậm như sau:


Với những em gái mới dậy thì, kinh nguyệt có thể chưa đều, vòng kinh dài ngắn không ổn định là do ở tuổi này, nội tiết của các em chưa ổn định vì thế nên thường có trục trặc trong một hoặc hai năm đầu. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này thì chậm kinh cũng có thể là do các em đang vướng phải một số những lý do sau đây:

- Căng thẳng (stress)
Stress có thể tác động đến nhiều chuyện trong cuộc sống, trong đó có sự trễ kinh. Thỉnh thoảng chúng ta bị căng thẳng đến mức cơ thể giảm đi lượng hormone (GnRH), là hormone làm cho chị em không rụng trứng hay hành kinh. Hãy hỏi ý kiến các chuyên gia tư vấn để giải tỏa căng thẳng và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

- Bệnh lý
Việc trễ kinh còn có thể là do bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Thông thường việc trễ kinh này là tạm thời. Đặc biệt, nếu mất kinh xảy ra thường xuyên và trong một thời gian dài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu.Bởi đây có thể là do bạn gặp vấn dề về buồng trứng như: buồng trứng đa nang...

- Thay đổi lịch học tập, sinh hoạt
Thay đổi lịch học tập, sinh hoạt có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể bạn. Nhất là việc thường xuyên thức khuya rất dễ gây trễ kinh. Hãy sắp xếp của bạn thời gian học tập, nghỉ ngơi và chế độ sinh hoạt của bản thân hợp lý bạn nhé.

-Tác dụng phụ của một số loại thuốc Bạn gái nếu đang sử dụng một loại thuốc như chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu hoặc thuốc hen thì rất có khả năng sẽ gây tác dụng phụ là trễ kinh, mất kinh. Do đó, khi gặp vấn đề này bạn nên trao đổi với bác sĩ để được đổi loại thuốc phù hợp. -Béo phì
Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể làm các hóc môn tác động đến chu kỳ kinh và thậm chí làm ngừng kinh. Vì thế hãy giữ cân nặng ổn định và phù hợp.

- Thiếu cân
Nếu bạn không đủ mỡ cho cơ thể thì chu kỳ kinh của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân thường gây ra trễ kinh ở các bạn gái tập thể dục quá mức.

- Có thai
Ngoài ra, chậm kinh đôi khi cũng là biểu hiện của việc có thai (trường hợp này xảy ra với những bạn vị thành niên đã qua quan hệ tình dục). Hãy dùng que thử thai để thử nước tiểu. Nếu thấy một vạch trên que tức bạn trễ kinh mà không có thai, nếu thấy hai vạch trên que thì bạn đã trễ kinh vì có thai.
- Mất cân bằng hormone tuyến giáp

Tình trạng mất cân bằng hormone tuyến giáp có thể dẫn tới trễ kinh hoặc mất kinh. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ vấn đề nằm ở tuyến giáp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét